Dải
đất hình chữ S sẽ trải dài trên đất nước Việt Nam, đi qua mọi vùng miền của Tổ
Quốc. Mỗi người sinh ra đều mang trong tim một bóng hình, một kỉ niệm về hình
chữ S thiêng liêng của nước nhà. Chắc hẳn rằng bạn sẽ nhìn thấy hình chữ S ấy
trên bản đồ, trên các phóng sự hay là những mẫu xếp hình. Nhưng mấy ai biết được
rằng dải đất hình chữ S vẫn hiển hiện rõ giữa một chân đèo chênh vênh giữa nơi
núi rừng hoang sơ và mặt biển xa mờ ngoài đại dương.
Trong
một chuyến đi thực tế đến vùng đất Hoài Mỹ của Huyện Hoài Nhơn, đoàn xe chúng
tôi đã đi qua một những con đường uốn lượn quanh co, phức tạp. Những dãy núi
nép mình trong vách đá, ôm chặt với nhau tạo thành những vòng cánh cung tuyệt đẹp.
Những vòng đua kỳ thú, những cảm giác mạo hiểm, phưu lưu uốn mình theo nhịp đèo
chao nghiêng giữa miền đồi núi hoang vu. Qua hết vòng cung này, lại đến vòng
cung khác. Quanh co nối tiếp nhau tạo nên hình như S giữa con đường không biết
được điểm đến trước mặt. Từng vòng cung của con đèo luôn tạo cho người đi một cảm
giác muốn được khám phá, được tìm hiểu, được giải mã những điều bí mật đang con
nằm phía trước khi đi qua một vòng đèo, lại tiếp đến một vòng đèo khác. Từng
vòng cung cứ tiếp tục nối dài như ngọn nước đầu nguồn, lan chảy trong lòng đất
mẹ, len lõi qua từng ngõ ngách nhỏ để mang sự sống đến cho những miền đất mới.
Tiếng hú, tiếng hét của đoàn người trên xe mỗi lúc bác tài cho xe ôm mình theo
vòng cung uốn lượn của mặt đèo. Một cảm giác chênh vênh đầy hấp dẫn như chính mình
đang lái chiếc xe zip đi qua những con đèo đầy thông trên đỉnh núi Lang Bi-ang
của Đà Lạt. Những vòng cung mềm mại đầy khúc khủy của đèo Lộ Diêu như đường
cong uốn lượn của người nghệ sĩ , những cô vũ công trong những động tác uyển
chuyển trên sân khấu. Một vẻ đẹp thật hấp dẫn làm mê mẩn bao trái tim của kẻ si
tình. Thì phải chăng những cánh cung hình chữ S sẽ mãi để lại những kỉ niệm hấp
dẫn trong trái tim của lữ hành. Khi bước chân đến chân đèo, trái tim của người
lữ khách sẽ không bao giờ khỏi tò mò trước vẻ đẹp còn hoang sơ và bí hiểm đang
còn nằm phía trước. Nó cứ kéo con người ta vào cơn lốc xoáy giữa dòng đời, buộc
ta phải tìm hiểu, phải khám phá. Khi đã tìm được mật thư ở chặng thứ nhất bắt
buộc chúng ta phải đi tìm các điểm tiếp theo.
Con đèo như cắt ngang giữa hai dòng núi như một dòng nước cắt ngang giữa
ngọn đồi chảy dài về phía trước. Và ta cứ đi mãi. Đi mãi theo những điều đang
con nhiều bí ẩn phía trước.
Đi
qua những vòng cung của ngọn núi, du khách sẽ thật bất ngờ trước hình chữ S giữa
một bên là vách núi cao xếp bậc tạo thành những dãy bậc thang pha trong mình
màu xanh huyền thoại của một thời oanh liệt đã đi qua. Và một bên là đại ngàn
gió thổi vi vu, những con sóng của mặt biển giữa đại dương mênh mông nơi những
gành đá, những bọt sóng, những bãi cát vàng lấp lánh trong ánh vàng của độ trưa
hè. Nơi vách đá sừng sững giữa biển khơi,
hướng mình ra biển. Nơi lưu giữ ký ức của một thời huyền thoại về con tàu không
số của nước Việt đã đặt chân tại nơi đây, làm nên những chiến thắng oanh liệt của
nước nhà. Và rồi nơi đây cũng chứng kiến một ngọn lửa rực cháy giữa biển khơi
như lòng yêu nước của nước Việt không bao giờ cạn.
Có
lẽ nó rất hoang sơ giữa đại ngàn trùng khơi nhưng ấp trong mình bao vẻ đẹp khó
tả. Và rồi dải đất hình chữ S đưa du khách vượt qua bao chặng thử thách của đường
đèo. Nếu trái tim của con người không vững thì làm sao có thể tự tay đốt lấy
con thuyền không số năm ấy để bảo vệ cho bí mật của nước nhà. Nếu lòng người
không vững trước cánh cung của vòng đèo thì liệu rằng có đủ sức để đi hết một
chặng đường dài một cách an toàn. Tất cả đã tạo nên một thử thách, một thử
thách đầy thú vị và hấp dẫn. Và dải đất hình chữ S sẽ còn mãi làm nên những chiến
tích lịch sử, những trí tuệ anh hùng trong trái tim của bao bước chân kẻ du khách
đã từng một lần đặt chân đến nơi đây.
LÊ THỊ CẨM TÚ
(CHÂU TRÚC)
0 nhận xét:
Post a Comment