MẦM
XANH NHẬT KÍ
LÊ THỊ CẨM TÚ
Mỗi
ngày được nhìn thấy những ánh mắt trẻ thơ cười là niềm hạnh phúc nhất của cuộc
đời nghề giáo của tôi. Cuộc đời tôi là một con đường chông gai, đầy uẩn khúc
trước khi đến với nghề giáo mà người đời cho đấy là một trong những nghề giản dị
và yên bình nhất trong tất cả các nghề. Nhưng, cuộc đời mỗi người mỗi ngành, mỗi
nghề, có bước chân vào mới hiểu đủ cái mùi vị chông gai, đôi khi pha lẫn những
giọt nước mắt, lắng đọng vào trong con tim của cõi lòng kí ức.
Tôi
đã định nghỉ học biết bao nhiêu lần, nhiều lúc tôi muốn dừng, dừng lại tất cả
cho mọi thứ được bình lặng khi tôi phải đối mặt với biết bao áp lực từ gia
đình. Ngày ngày tôi phải nghe lời giằng xéo của bố về việc học hành của hai anh
em. Ông ấy là một người gia trưởng và có thể dùng “hành động” bất cứ lúc nào mỗi
khi có ai làm trái ý. Ngày tôi chịu đòn hai cử. Lần nào đi học về muộn không biết
là bất kì lí do gì thì mình tôi cũng phải xưng lên, không sớm thì muộn. Nhưng
người đau khổ nhất có lẽ là mẹ, mẹ phải chịu bao lời đay nghiến của bố. Những
lúc vui thì còn thấy có mùa xuân trong ngôi nhà tranh vách đất. Còn, những lúc
buồn thì mọi nỗi buồn, sự truất giận đều đổ lên đầu mẹ. Nhưng không vì cảnh nhà
nghèo khó mà mẹ bắt tôi nghỉ học tuy trong đầu tôi nhiều lúc xuất hiện suy nghĩ
như vậy. Mẹ bảo rằng dù có hoàn cảnh như thế nào thì mầm chữ của tri thức vẫn
luôn là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất giúp con thành một con người thành đạt. Không
có tri thức, tôi sẽ bước vào vết xe đổ của bố mẹ mà thôi. Tôi quyết tâm học
hành, bạn bè thầy cô ai ai đều thương mến. Hằng đêm, tôi đều thức khuya dưới ngọn
đèn dầu leo lét bên xó bếp để viết những dòng nhật kí. Những trang giấy cũ tôi
nhặt được trên lớp, rồi những trang giấy còn lở cỡ sau những quyển vở học xong
tôi đều để dành cẩn thận. Tất cả đều được tôi sắp xếp gọn gàng và khi nhiều rồi
tôi đem nó đến tiệm photo giấy nhờ người ta đóng giùm. Chủ tiệm thấy lạ trước
những tờ giấy nhàu nhò, rách nát. Tờ thì cụt chỗ này, mất chỗ kia chẳng có tờ
nào bằng phẳng cả. Sau khi nghe tôi nói về hoàn cảnh gia đình, chú đóng lại mà
chẳng lấy của tôi ngàn nào. Tôi cảm ơn chú vô cùng. Rồi tập giấy ấy, tôi đem về
làm cuốn sổ viết nên nhũng dòng kí ức. Những nỗi buồn, niềm vui đều được tôi
ghi lại. Nhưng có lẽ những giọt nước mắt thấm đẫm những trang giấy cũ kĩ, hằng
sâu bao kí ức vẫn chiếm nhiều hơn so với những niềm vui hiếm hoi. Tôi tự nhủ rằng
sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một cô giáo đứng trên bục giảng, và rồi
bao cố gắng, hi vọng rồi cũng được đền đáp.
Tôi
bước chân vào đại học với cuộc sống tự lập. Ban đầu tôi chẳng xin được chỗ nào
để dạy, buộc tôi phải đi phục vụ, bưng bê ở các quán cà phê, quán ăn. Nhưng rồi
cuộc sống vẫn may mắn là tôi đã tìm được chỗ dạy thêm nhưng phải đi rất xa. Tôi
đạp xe hằng đêm để đến nhà học sinh. Nhiều hôm đi học ra và đi dạy luôn mãi tới
khuya mới về đến nhà mà cảm thấy lòng tuổi thân khi thấy cả nhà bao người được
đi dạo phố, hạnh phúc trong tiếng nói cười. Rồi nhiều lúc trời giông gió, bầu
trời như thác nước đổ, mưa cứ tuôn mãi không ngớt. Đạp xe mà nước mắt cứ tuôn
chảy hòa cùng với vị mằn mặn vị đời của nước mưa. Trong đầu mình chỉ ước ao có
một chiếc xe nổ bạch bạch để đi nhanh hơn mà thôi. Đường về, cơn gió của ngày
bão thổi cùng chiều nên nó đẩy chiếc xe của tôi chạy nhanh với tốc độ mạnh mà
chẳng cần đến tí tẹo sức lực nào. Đêm về, dòng nhật kí cứ tuôn trào cùng với những
giọt nước mắt cứ hòa đi với thời gian. Ấy thế mà đã bao năm, những cuốn nhật kí
cũng dày lên theo thời gian. Những tập vở cũ kĩ với mảnh giấy manh đẫm màu mực
tím chỉ được cất kĩ vào trong chiếc vali nhỏ.
Bao
năm trôi qua, công việc của tôi cũng dần ổn định. Ngày ngày nhìn những gương mặt
thơ ngây của lũ trẻ là lòng tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu với bao vết hằng
sâu trong kí ức. Nhìn khuôn mặt non trẻ của cô học trò nhỏ khi chỉ biết học,
ngoài ra chẳng được bố mẹ cho đi đâu mặc dù em rất thích được ngắm nhìn màu sắc
thú vị của cuộc sống bên ngoài. Nhiều lúc em tâm sự: “Ba mẹ em quảng chặt lắm,
tối em thích đi ăn kem mà ba mẹ cũng nói tối mà ăn kem gì?”. Bạn bè tổ chức đi
dã ngoại cuối tuần thì ba mẹ em cũng không cho đi “Để hè ba mẹ dẫn mấy chị em
đi chơi”. Đôi lúc bản thân mình ngẫm nghĩ, cha mẹ có cần quảng chặt con cái thế
không? Cũng cần phải cho các em có môi trường giao tiếp với bạn bè để tự học hỏi
lấy nhau. Có nhiều em chẳng biết con trâu ngoài đời thực là gì? Hỏi nó con đường
bán ốc nổi tiếng nhất thành phố nơi em ở , nó cũng chẳng biết. Cha mẹ dường như
đi sâu quá nhiều vào cuộc sống của lũ trẻ. Cả tuần chỉ thấy lịch học của nó dày
chằn chịt như mạng nhện giăng tơ. Học các môn trong chương trình trên lớp, rồi
học múa, học đàn, học hát. Ngày chẳng có được phút rảnh rang hóng gió trời.
c có thể mang về
nhà đọc. Những dòng nhật kí khi tôi ngang tuổi em bây giờ. Em ấy ngồi đọc mà thấy
giọt nước mắt của em rơi nhẹ trên bờ mi, em xin tôi cho em mượn về nhà đọc.
Ngày hôm sau, em tâm sự với tôi bao điều về cuộc sống. Tôi muốn em có thêm trải
nghiệm từ cuộc sống nếu có thể, đừng nên cố ép mình vào một khuôn khổ đóng kín.
Hãy tự tạo niềm vui cho mình bằng cách viết nhật kí, để qua đó có thể trao đổi
vốn từ ngữ của bản thân. Vì tôi biết em học văn rất kém, ngôn từ sử dụng rất hạn
hẹp. Tôi muốn những cô cậu học trò của mình phải luôn vui vẻ và luôn có nghị lực
trong cuộc sống dù trong mọi hoàn cảnh. Và ngày cuối cùng em học tôi, em hứa với
tôi em sẽ làm được những điều tôi hi vọng. Và sẽ trở thành một con người thành
đạt mãi về sau.
Nghề
giáo là vậy, có mấy ai biết được nỗi khổ của nghề mà yêu nghề chăng? Đôi lúc
cũng tự thấy nản chí sau vài lần mất hi vọng, nhiều lần bị học sinh cho ăn những
trái cấm nặng. Nhưng rồi lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi vượt qua bao giông
gió trên đường đời để gieo mầm xanh tri thức những những cánh đồng mùa gặt, chuẩn
bị cho những vụ mùa sắp tới.
0 nhận xét:
Post a Comment