Sunday, October 23, 2016

BỤI ĐƯỜNG

BỤI ĐƯỜNG
LÊ THỊ CẨM TÚ
    Những hạt bụi chờn vờn, lan tỏa mờ mịt trên những con đường phẳng lặng, trải dài theo ánh nắng của ngày hè mang theo hơi nóng của cơn gió nam bỏng rát. Ở đó họ vẫn làm miệt mài trên những con đường đang làm dang dở, mặc kệ những cơn lốc xoáy bụi đường như dần cuốn trôi họ. Ngoài dòng đời ngược xuôi, giữa đô thị phồn hoa với những trang phục sang trọng, lộng lẫy thì họ những con người lái xe beng, những chiếc máy xúc vẫn đang miệt mài làm bạn với bụi đường từng ngày và từng giờ để lo cho cuộc sống mưu sinh của mình. Người ta sợ nắng làm cháy sạm làn da trắng mỏng, sợ bụi làm nhòe màu áo sang trọng. Còn họ thì sao? Họ cũng có vẻ đẹp riêng của bản thân mình. Họ chọn cho mình một nghề bụi đất thấm đẫm màu da pha lẫn màu nắng, xen lẫn vị nồng của từng giọt mồ hôi rơi, ướt đẫm trên vạt áo nhưng họ vẫn cho ấy là niềm vui của riêng mình và cho bao người. 

   Nhìn những cơn lốc bụi đường pha màu áo đỏ của bác lái xe, tôi lại nhớ về một người anh mà tôi từng biết. Anh tốt nghiệp trường cao đẳng nghề của tỉnh với chuyên ngành lái xe beng - con đường mà anh đã chọn. Nhiều người chọn cho mình những con đường cao quý, sang trọng. Còn anh, anh chọn nó. Anh nói: “Con người đẹp hay không, không phải ở cái lộng lẫy hào hoa của nghề nghiệp sang trọng. Nó đẹp hay không là ở vẻ đẹp tâm hồn, trái tim nhân hậu. Họ có sống và dám đối mặt với sự thật, đó mới là đẹp”. Câu nói của anh như cho tôi nhiều bài học về cách nhìn nhận, phán đoán trên đường đời. Những cơn bụi đường màu đỏ dường như là người bạn chân tình nhất của anh. Anh thấy nó đẹp, một nét đẹp hoang sơ và nguyên vẹn bởi nó vốn dĩ là những hạt bụi còn ẩn mình trên những đồi núi cao, được người ta khai phá trong vẻ đẹp nguyên sơ. Nhưng nào ai biết được vẻ đẹp của bụi. Người đời luôn tìm  cách xua đuổi và xa lánh nó. Trong mắt họ, bụi như là một thứ côn trùng độc có thể làm chết con người ta bất cứ lúc nào. Còn riêng anh, từ ngày anh đến với nghề, đến với bụi, anh chẳng còn sợ nó như bao người vẫn nghĩ. Anh đến với nghề bằng tất cả niềm đam mê và khát vọng của mình. Bụi đất đỏ gắn liền với một thời kí ức “màu đất” của anh. Trên con đường từ nhà tới trường, trải qua những con đường quanh co uốn lượn, anh phải vượt qua một thảm cỏ bụi đường phẳng lì mù mịt trong những ngày nắng. Rồi những cơn gió tốc lên, bay hết cả vào mặt, hai con mắt nhắm ghì vì chẳng thể nào mở ra được nữa cả. Hôm nào đi học áo trắng quần xanh chỉnh tề trong bộ đồng phục của trường thì khi về đến nhà cũng chỉ còn là một màu đỏ còn đọng lại trên chiếc áo trắng. Rồi ngán nhất là những ngày mưa đến, con đường màu đất sền sệt. Đường bị chia thành nhiều ranh giới khác nhau, cùng song song trên một dải đường. Đoạn thẳng, đoạn cong, đoạn khô, đoạn ướt. Ngày mưa đi học, anh phải mang theo một cái cây nhỏ bỏ vào giỏ xe hay dắt nó vào dưới yên xe đạp. Mà chẳng phải riêng anh, đứa nào đi trên con đường này cũng cầm theo ít nhất từ hai đến ba cái cây nhỏ. Có lẽ mới nghe người ta sẽ không ngại đặt ra câu hỏi vì sao? Tôi cũng vậy. Và rồi anh giải thích cho tôi nghe, con đường đất đỏ sền sệt, xe đạp đi đến đâu là dính vào bánh xe đến đó giống như người ta thắn kẹo đậu, đường luôn bám theo đậu không thể tách rời thì đất đỏ bám lấy xe như cặp đôi yêu nhau quấn quýt như sam. Hễ đi khoảng năm đến mười phút là cả đám dừng lại cạy đất đỏ ra khỏi bánh xe giống như người ta dùng đũa để quét bột ra khỏi khuôn bún. Vì vậy mà đi học, hôm nào anh và các bạn phải đi sớm hơn cả nửa giờ đồng hồ để trừ hao công đoạn này.Còn vòng về đi ngang qua một cái ao nhỏ bên đầu cầu, nước cũng không sâu lắm. Toàn bộ sách vở họ để trên đường không thì treo vào một gốc cây nào đó. 

Tụi con gái thì cẩn thận hơn, bọn nó mang hết trên vai. Còn xe đạp thì cho nó tự lái từ trên đường phi thẳng xuống ao; mặc cho nó thõa sức tắm rửa, tung mình dưới dòng nước suối đầu nguồn chảy về. Đứa nào làm siêng thì đứng luôn dưới ao, cầm cây cạy đất đỏ và vừa quay luôn bánh xe để cho đất đỏ ra nhanh mà xe lại nhanh sạch. Nhìn bánh xe quay vòng vòng như mô tơ phun nước ra rồi hút nước vào. Một lát như thế là chiếc xe đạp sạch cót. Ngày nào, anh cũng cho xe tắm ao. Ấy thế mà mẹ anh cứ la anh suốt mùa mưa “Mày đi xe đạp kiểu chi mà dây xênh sét hết trơn”. Anh cười hì hì “Tại đất đỏ yêu con dữ quá! Biết làm sao được”. Có đôi lần trên con đường đó, anh cũng “ăn bánh canh” lát cả mặt mày, chân đi cà nhắc cũng vì “đo đường”. Ấy thế mà anh nhớ mùi đất- mùi đất đỏ hòa quyện mãi trong tâm hồn anh.Có lẽ con đường màu đất đã gắn với cuộc đời của một kiếp người trên dải đất phẳng lì đầy những chông gai như những cơn lốc bụi mùng mịt. Nhưng rồi sau những cơn lốc cuộc đời đó, họ vẫn vươn mình hướng đến tương lai giữa những sợi nắng lấm tấm pha mờ trong cơn mưa bụi.

Saturday, October 22, 2016

MẦM XANH NHẬT KÍ

MẦM XANH NHẬT KÍ
mam xanh nhat ky
LÊ THỊ CẨM TÚ
Mỗi ngày được nhìn thấy những ánh mắt trẻ thơ cười là niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời nghề giáo của tôi. Cuộc đời tôi là một con đường chông gai, đầy uẩn khúc trước khi đến với nghề giáo mà người đời cho đấy là một trong những nghề giản dị và yên bình nhất trong tất cả các nghề. Nhưng, cuộc đời mỗi người mỗi ngành, mỗi nghề, có bước chân vào mới hiểu đủ cái mùi vị chông gai, đôi khi pha lẫn những giọt nước mắt, lắng đọng vào trong con tim của cõi lòng kí ức.
Tôi đã định nghỉ học biết bao nhiêu lần, nhiều lúc tôi muốn dừng, dừng lại tất cả cho mọi thứ được bình lặng khi tôi phải đối mặt với biết bao áp lực từ gia đình. Ngày ngày tôi phải nghe lời giằng xéo của bố về việc học hành của hai anh em. Ông ấy là một người gia trưởng và có thể dùng “hành động” bất cứ lúc nào mỗi khi có ai làm trái ý. Ngày tôi chịu đòn hai cử. Lần nào đi học về muộn không biết là bất kì lí do gì thì mình tôi cũng phải xưng lên, không sớm thì muộn. Nhưng người đau khổ nhất có lẽ là mẹ, mẹ phải chịu bao lời đay nghiến của bố. Những lúc vui thì còn thấy có mùa xuân trong ngôi nhà tranh vách đất. Còn, những lúc buồn thì mọi nỗi buồn, sự truất giận đều đổ lên đầu mẹ. Nhưng không vì cảnh nhà nghèo khó mà mẹ bắt tôi nghỉ học tuy trong đầu tôi nhiều lúc xuất hiện suy nghĩ như vậy. Mẹ bảo rằng dù có hoàn cảnh như thế nào thì mầm chữ của tri thức vẫn luôn là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất giúp con thành một con người thành đạt. Không có tri thức, tôi sẽ bước vào vết xe đổ của bố mẹ mà thôi. Tôi quyết tâm học hành, bạn bè thầy cô ai ai đều thương mến. Hằng đêm, tôi đều thức khuya dưới ngọn đèn dầu leo lét bên xó bếp để viết những dòng nhật kí. Những trang giấy cũ tôi nhặt được trên lớp, rồi những trang giấy còn lở cỡ sau những quyển vở học xong tôi đều để dành cẩn thận. Tất cả đều được tôi sắp xếp gọn gàng và khi nhiều rồi tôi đem nó đến tiệm photo giấy nhờ người ta đóng giùm. Chủ tiệm thấy lạ trước những tờ giấy nhàu nhò, rách nát. Tờ thì cụt chỗ này, mất chỗ kia chẳng có tờ nào bằng phẳng cả. Sau khi nghe tôi nói về hoàn cảnh gia đình, chú đóng lại mà chẳng lấy của tôi ngàn nào. Tôi cảm ơn chú vô cùng. Rồi tập giấy ấy, tôi đem về làm cuốn sổ viết nên nhũng dòng kí ức. Những nỗi buồn, niềm vui đều được tôi ghi lại. Nhưng có lẽ những giọt nước mắt thấm đẫm những trang giấy cũ kĩ, hằng sâu bao kí ức vẫn chiếm nhiều hơn so với những niềm vui hiếm hoi. Tôi tự nhủ rằng sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một cô giáo đứng trên bục giảng, và rồi bao cố gắng, hi vọng rồi cũng được đền đáp.

mam xanh nhat ky
Tôi bước chân vào đại học với cuộc sống tự lập. Ban đầu tôi chẳng xin được chỗ nào để dạy, buộc tôi phải đi phục vụ, bưng bê ở các quán cà phê, quán ăn. Nhưng rồi cuộc sống vẫn may mắn là tôi đã tìm được chỗ dạy thêm nhưng phải đi rất xa. Tôi đạp xe hằng đêm để đến nhà học sinh. Nhiều hôm đi học ra và đi dạy luôn mãi tới khuya mới về đến nhà mà cảm thấy lòng tuổi thân khi thấy cả nhà bao người được đi dạo phố, hạnh phúc trong tiếng nói cười. Rồi nhiều lúc trời giông gió, bầu trời như thác nước đổ, mưa cứ tuôn mãi không ngớt. Đạp xe mà nước mắt cứ tuôn chảy hòa cùng với vị mằn mặn vị đời của nước mưa. Trong đầu mình chỉ ước ao có một chiếc xe nổ bạch bạch để đi nhanh hơn mà thôi. Đường về, cơn gió của ngày bão thổi cùng chiều nên nó đẩy chiếc xe của tôi chạy nhanh với tốc độ mạnh mà chẳng cần đến tí tẹo sức lực nào. Đêm về, dòng nhật kí cứ tuôn trào cùng với những giọt nước mắt cứ hòa đi với thời gian. Ấy thế mà đã bao năm, những cuốn nhật kí cũng dày lên theo thời gian. Những tập vở cũ kĩ với mảnh giấy manh đẫm màu mực tím chỉ được cất kĩ vào trong chiếc vali nhỏ.
Bao năm trôi qua, công việc của tôi cũng dần ổn định. Ngày ngày nhìn những gương mặt thơ ngây của lũ trẻ là lòng tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu với bao vết hằng sâu trong kí ức. Nhìn khuôn mặt non trẻ của cô học trò nhỏ khi chỉ biết học, ngoài ra chẳng được bố mẹ cho đi đâu mặc dù em rất thích được ngắm nhìn màu sắc thú vị của cuộc sống bên ngoài. Nhiều lúc em tâm sự: “Ba mẹ em quảng chặt lắm, tối em thích đi ăn kem mà ba mẹ cũng nói tối mà ăn kem gì?”. Bạn bè tổ chức đi dã ngoại cuối tuần thì ba mẹ em cũng không cho đi “Để hè ba mẹ dẫn mấy chị em đi chơi”. Đôi lúc bản thân mình ngẫm nghĩ, cha mẹ có cần quảng chặt con cái thế không? Cũng cần phải cho các em có môi trường giao tiếp với bạn bè để tự học hỏi lấy nhau. Có nhiều em chẳng biết con trâu ngoài đời thực là gì? Hỏi nó con đường bán ốc nổi tiếng nhất thành phố nơi em ở , nó cũng chẳng biết. Cha mẹ dường như đi sâu quá nhiều vào cuộc sống của lũ trẻ. Cả tuần chỉ thấy lịch học của nó dày chằn chịt như mạng nhện giăng tơ. Học các môn trong chương trình trên lớp, rồi học múa, học đàn, học hát. Ngày chẳng có được phút rảnh rang hóng gió trời.
mầm xanh nhật ký

c có thể mang về nhà đọc. Những dòng nhật kí khi tôi ngang tuổi em bây giờ. Em ấy ngồi đọc mà thấy giọt nước mắt của em rơi nhẹ trên bờ mi, em xin tôi cho em mượn về nhà đọc. Ngày hôm sau, em tâm sự với tôi bao điều về cuộc sống. Tôi muốn em có thêm trải nghiệm từ cuộc sống nếu có thể, đừng nên cố ép mình vào một khuôn khổ đóng kín. Hãy tự tạo niềm vui cho mình bằng cách viết nhật kí, để qua đó có thể trao đổi vốn từ ngữ của bản thân. Vì tôi biết em học văn rất kém, ngôn từ sử dụng rất hạn hẹp. Tôi muốn những cô cậu học trò của mình phải luôn vui vẻ và luôn có nghị lực trong cuộc sống dù trong mọi hoàn cảnh. Và ngày cuối cùng em học tôi, em hứa với tôi em sẽ làm được những điều tôi hi vọng. Và sẽ trở thành một con người thành đạt mãi về sau.
Nghề giáo là vậy, có mấy ai biết được nỗi khổ của nghề mà yêu nghề chăng? Đôi lúc cũng tự thấy nản chí sau vài lần mất hi vọng, nhiều lần bị học sinh cho ăn những trái cấm nặng. Nhưng rồi lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi vượt qua bao giông gió trên đường đời để gieo mầm xanh tri thức những những cánh đồng mùa gặt, chuẩn bị cho những vụ mùa sắp tới.


Thursday, October 20, 2016

CHIỀU VẮNG

chiều vắng

Nguyễn Ngọc Tư.
Ngày dì Út Thu Lý tròn bốn mươi bảy tuổi, dì từ giã thêm một lượt ba cái răng. Buồn quá trời đất, dì lại chùa Phấn, than với sư Huệ bây giờ không biết làm sao giáp mặt anh Tư Nhớ, răng cỏ trống hơ trống hốc vầy… Bà sư già nghe xong niệm Phật mà không nén được cười. Dì Út mượn gương, soi mình vào đấy, thấy tóc bạc, mặt nhăn, kỳ lạ thay, dì thấy cả một nỗi buồn rất lạ thăm thẳm trong lòng mình. Dì đứng đó một chút, rồi dì te tái cắp nón đi, hỏi đi đâu, dì bảo ra vườn thuốc.
Nhà cậu Tư Nhớ cũng ở đó, xiêu xiêu giữa vườn thuốc Nam, quanh năm nồng nàn hương hoa cỏ. Nhưng cậu không có nhà, cậu đang dự đám tang trên Lung Dừa. Cậu ‘đuổi quỷ’ trong đội đạo tỳ của chữ thập đỏ xã. Gần mười lăm năm cầm đuốc múa quanh quan tài đến chai tay, lửa phà nám mặt, mấy lần ngậm dầu phun lửa bị sặc trối chết. Càng lớn tuổi cậu càng tưng tưng, ai cũng nói, ổng bị sặc dầu quá trời đất như vậy mà không mát dây cũng uổng. Cậu nghèo, nhưng đèo bòng nuôi một thằng nhỏ mồ côi cha mẹ. Bình thường thì thằng Lụm kêu bằng tía, nhưng có lúc, kêu vậy, cậu la thấu trời, "Mầy làm như tao già lắm vậy, kêu tao bằng anh đi, bằng thằng cũng được nữa". Một tháng ăn cơm nhà chừng ba bữa, còn hai mươi bảy bữa cậu dọn vườn, chặt thuốc cho chùa nên được đãi cơm chay, hết việc, cậu dắt thằng con lang thang làm mướn dài dài theo xóm, ăn cơm ở đó luôn, đội đạo tỳ có việc thì hai cha con dùng cỗ đám tang, lắm lúc cậu về nhà biểu thằng Lụm, "Đổ nước mắm vô kho quẹt ăn. Tao ngán thịt heo thấu trời rồi".
chiều vắng
Chỉ nhà dì Út Thu Lý là cậu không bao giờ lui tới. Hồi bà Hai, má dì còn sống, ra đường chạm mặt, tránh không được, cậu mới mở miệng, giọng có một chút hằn học, một chút chua xót, một chút mỉa mai : "thưa má !", rồi cậu cun cút đi thẳng. Những chiều ngang qua nhà, thấy bà Hai bắc cái ghế ngồi ngoài hàng ba là cậu cởi quần dài, tụt xuống mé kinh, lội qua khỏi đoạn đó mới ngoi ngóp lên bờ. Đám trẻ trong nhà thấy cảnh đó cười ngắt nga ngắt ngẻo, chỉ dì Sáu Thu Lý là chua xót ngẩn ngơ, người coi tưng tưng vậy mà giận dai ghê hen. Rồi dì tự hỏi, nếu mình là anh ấy, thì mình có giận không ?
Giận. Bởi gió kia, mưa kia, những mái nhà chiều chiều khói tỏa kia, người phụ nữ đang na cái bụng bầu lặc lìa qua ngõ kia, và những đứa trẻ kia, cả thằng Lụm… hết thảy đều làm cho người đàn ông đó nhớ một mái ấm đã bị tước đoạt của mình.
Bởi nếu con cậu còn sống, bây giờ chắc nó cao hơn thằng Lụm. Những khi ngồi nhớ lại, cậu ứa nước mắt, ước gì mình được nhìn thấy nó một lần, một lần thôi, sau này có sặc dầu hay chết hụt dưới mương, cậu có lẫn lộn việc này việc khác, dứt khoát cậu sẽ không quên được hình bóng vợ con mình.
Nhưng cả mơ ước đó cũng bị má vợ cậu, bà Hai cướp đi mất. Khi dì Ba Thu Lê để lòng thương cậu Tư Nhớ, roi đòn mấy cũng không cản được, bà đã nghiến răng trèo trẹo khi nhắc tới cậu, "thằng ăn cướp". Sinh cả thảy sáu người con, chỉ có hai đứa con gái, dì Út Thu Lý vụng về, đểnh đoảng, như trẻ con, vui buồn ra mặt, bà Hai dồn hết tình thương cho con gái Thu Lê vén khéo, nhu mì. Hồi đó, dì Ba mới hai mươi tuổi, trong lòng người mẹ, dì còn non nớt, dại khờ. Ai mà ngờ một bữa dì bỏ bà đi… Nhà cậu Nhớ cách nhà bà một quãng đường xóm, những bữa đi ngang qua nhà, bà Hai nghe giận nhói ngực khi thấy con gái mình khép nép đi cạnh chồng, mắt ráo lơ, ngó vô nhà như thể nước lả người dưng. Cái nhìn van lơn và hối lỗi của cậu Tư Nhớ nhỏ nhoi trước biển lửa giận hờn trong trái tim người mẹ. Không bảo nhau nhưng cả hai người đều hy vọng, dù lâu lâu lắm nhưng sẽ có một ngày bà tha thứ.
chiều vắng
Chiều Vắng
Hồi đó, gia tài của hai người chỉ có căn nhà dựng trong vườn chùa với chiếc xuồng. Dì Ba hay cười, an ủi, "Anh buồn gì, xóm mình đâu chỉ nhà mình nghèo…". Dì làm bánh bò, sáng sớm hai vợ chồng chèo dài theo các xóm ven Đầm bán, buổi chiều họ xin rơm chở về gieo cải, trồng rau trên liếp nhỏ kế bên nhà. Dạo đó, người ta dồn về nơi nầy để theo những con rạch ngoắt ngoéo ra cửa sông Thầy Xúi vượt biển tìm đất hứa. Nhiều bữa thấy người ta lỡ đường, vơ vất ngoài bờ bụi, khổ sở với bầy muỗi lá, cậu Tư cho quá giang, cho ngủ lại, san sẻ ít chén cơm nguội. Cậu với dì không hỏi họ đi đâu, làm gì, hỏi họ cũng không nói thiệt, chỉ nghĩ trong bụng, xứ sở mình đây mà hỏng ở, đi làm chi cho cực thân vậy không biết. Cho tới một bữa, trên đường chở rơm về, cậu bị công an xã bắt vì tội đưa người vượt biên. Cậu Tư Nhớ có kêu oan, nhưng các anh công an cười, hỏi bà già vợ thưa mà còn oan ức gì ? Cậu nghẹn lời, vì ngỡ ngàng và vì đau xót.
Lúc đó là tháng Năm, đôi vợ chồng trẻ đang nôn nao đếm ngược từng ngày chờ đến sang Giêng sẽ đón trẻ con ra đời…
Bốn mươi ba ngày sau cậu Tư được minh oan. Lúc về thì cỏ đã mọc xanh lối vào. Giồng cải bên nhà trổ bông, ngồng cao tới ngực. Lúc về, chuột cắn rơm làm ổ trong cái cà ràng trên bếp. Lúc về, người cũ không còn ở chỗ cũ, nhà lạnh ngắt, buồn xo. Cậu Tư Nhớ uất quá vác cây mác vót chạy tới nhà bà Hai đòi người. Bà đứng chận ở cửa, mặt thản nhiên, lạnh tanh như đồng, bảo "Ở đây không có gì liên quan tới cậu. Con tôi nó ra chợ ở rồi, còn con cậu hả ? Ra bãi rác ngoài trạm xá xã mà kiếm".
Cậu Tư nhớ hoài, nhớ đời đời kiếp kiếp cái vẻ mặt chai đá của bà Hai, cậu cười, sao con người đối với nhau có thể cạn ráo đến vậy.
Cho đến bây giờ dì Thu Lý vẫn còn nhớ giọng cười của cậu hôm ấy, nó lạt nhách, không dư âm, như thể đá cười. Cho đến bây giờ, gặp dì, cậu vẫn hay cười như thế, có lúc cậu còn làm ngơ không thèm nói chuyện. Nhưng dì không giận, vì nghĩ nhà mình nợ anh ấy rất nhiều, cho tới khi má dì nằm xuống, món nợ ấy vẫn còn nguyên.
Người ở xóm Rạch Ruộng ai cũng biết dì Út Thu Lý thương cậu Tư, họ dạy con nít ngạo chơi "Trồng tre trở gốc lên trời. Con chị qua đời rồi tới con em". Nghĩ cho nghiêm túc, hai người này cũng thật xứng đôi vừa lứa. Ngày nào dì Út cũng đi làm công quả ở chùa Phấn, hốt thuốc tiếp sư cô, lúc rảnh chạy qua nhà cậu Tư Nhớ quét cái nhà, lau bộ ván, cho chó, mèo ăn. Dì coi nhà cậu như nhà mình, nên quen cái lối đi hẹp te giữa bộ ván ngựa cũ kỷ và chiếc giường. Quen với căn bếp nằm chếch phía trái, đó là một góc tù mù khói, nhưng đó là một chỗ ấm áp nhất. Mấy đứa con nít khen dì giống cô Tấm trong truyện cổ tích quá trời.
Biên Tam Quan

Bây giờ gần hai mươi năm rồi, tóc đã trắng những sợi già, chuyện tình đó vẫn chưa đi tới đâu, chiều nay lại, thay vì lòn tay qua lổ vách mở cái móc khoá quen thuộc ra, dì Thu Lý tự nhiên giữ lễ, đứng chờ ngoài cửa. Thằng Lụm về trước, thấy dì, nó cười, hỏi "Ủa, sao Út không vô ?". Dì bảo, "Vô gì, nhà người ta mà". Thằng Lụm nhìn dì lom lom, nó thấy dì bữa nay lạ quá, không biết có phải tại rụng mấy cái răng không. Nhưng lúc đó đã nghe tiếng đá banh dội binh binh đằng xóm, nó rảnh đâu mà thắc mắc, vọt đi mất. Cậu Tư Nhớ qua khỏi lùm nhãn lồng, làm như không thấy dì Thu Lý, vạch cái cửa đi tuốt vô nhà. Cậu Tư Nhớ ra ngoài giàn ôm củi vô, rồi chổng mông thổi lửa nấu ấm nước, khuôn mặt cậu tỉnh rụi. Nước sôi, cậu đi rửa cái bình mẻ vòi, châm trà. Cậu chống rèm cửa sau lên, lau bộ ván ngựa đầy dấu chân gà, quét cái nhà vương vãi rác, rồi ngồi uống trà. Cái vạt áo màu bông cà của dì Thu Lý vẫn phơ phất bên ngoài cửa. Muỗi kêu o e xà quần bên lổ tai, ờ, giờ này muỗi bắt đầu bay khỏi đám lá đi kiếm hơi người. Ngoài sân, chắc muỗi cũng nhiều…
Cậu Tư hơi trù trừ giây lát rồi đứng lên, ra cửa trước nói trổng không :
- Sao bữa nay mắc gì mà không vô nhà ? Ngoài này muỗi cắn chết.
Dì thở ra, cứ tưởng là thằng chả không mời. Dì cố nén cười, nghiêm mặt bước vào, đứng lừng khừng khách sáo như khách lạ. 
Cậu Tư coi bộ hơi bực:
- Sao không ngồi đi ? Coi chừng làm nhăn bộ ván tui nghen.
Nói rồi, cậu đi gom mớ vỏ dừa khô vô nhen mẻ ung. Cậu ngồi thổi hoài cho đến khi lửa bùng lên, cậu lại vùi cho tắt. Rồi hì hụi chỗ này, hì hụi chỗ kia, không làm gì cũng lăng xăng, sực nhớ ra, cậu lại đằng chái bếp lấy khúc ổi vừa được phơi dốt nắng, ngồi đẽo ngỏng cối, ngày mai, đằng nhà Tư Biểu có đám giỗ, thể nào cũng xài. Cậu sợ rảnh tay rồi phải mở lời nói với nhau. Mà, cậu thì không biết nói gì hết, không muốn nói gì hết.
Bởi mỗi khi gặp nhau, lòng người này chỉ toàn những oán giận, những nỗi đau, còn người kia tràn đầy niềm yêu thương vô vọng mà họ đã không còn ở tuổi hai, ba mươi để nói ra tâm trạng ấy bằng lời. Nên chiều nay lặng lẽ lạ thường, có thể nghe rõ ràng tiếng muỗi kêu, tiếng xì xì mọng nước của thanh củi ướt cháy trong mẻ, tiếng lưỡi mác vót khứa ngọt vào cây ổi, tiếng trái dừa chuột khoét rụng đùng xuống hào ranh…
Dì Thu Lý lên tiếng:
- Anh Tư à… Bữa nay em mới nhổ ba cái răng.
- …
- Tính luôn hổm rày là bảy cái rồi đó. Thấy vậy mà già rồi…
Cậu Tư Nhớ vẫn nín thinh, hì hụi gọt đẻo, thấy mình cũng thật nhẫn tâm. Kinh kệ mỗi ngày từ chùa Phấn vọng sang cùng tấm lòng chân thật của dì Út vẫn không làm cậu nguôi đi oán hận. Cậu mà đáp tình dì chẳng phải là đã tha thứ cho nhà đó sao, ngu sao, đâu có dễ vậy.
Dì Thu Lý ngồi trên tấm ván đã cong vênh, nghe lòng trống không đã sạch sành sanh những niềm hy vọng cuối. Không biết làm sao cho hết bối rối, dì ngó quanh quất cho giống người xa lạ chơi. Dì nhìn chiếc quai nón bằng vải nhung đã phai màu treo ở đầu giường, cái áo bà ba màu bông cà bọc trong bọc nilong treo trên vách cùng với chiếc cặp đỏ bằng nỉ (Hôm chị Thu Lê theo chồng, nó chỉ vừa đủ để ba bộ đồ với cái khăn tắm, dì Út lén má xếp dùm).
Dì nói bằng một tiếng nhói:
- Anh nhớ chị Ba em!?
Lần này cậu Tư Nhớ đổ quạo, vặt lại:
- Bộ tui trâu bò sao mà không biết nhớ? Biết còn hỏi!
Ờ, thì biết. Hơn hai mươi năm rồi cậu Tư với dì Thu Lê đã không gặp lại nhau. Mỗi bận lễ Tết, hay đằng nhà bà Hai tổ chức giỗ ông Hai, cậu đứng xa xa dòm ngó, nghe nhộn nhạo từng khúc ruột. Hỏng biết cổ có về không ta ?
Thằng Lụm hiểu lòng cậu, nó chạy đi coi, nó kể ở ngoài chợ người ta về nhóc. Người nào người nấy đẹp đẹp không hà, tía. Nhưng trong đám người đẹp đó không có người cậu thương, dì Ba thì không về, dì viết thơ gởi bà Hai (lá thơ đó nhòe nước mắt) thưa rằng dì chắc chẳng bao giờ về quê nữa, quay lại đó, rồi làm sao, mặt mũi nào để gặp một người. Dì viết rằng, má ơi, má đừng buồn, chừng nào nhắm mắt xuôi tay, con sẽ về để nằm trên đất nhà mình.
Câu chuyện đó dì Thu Lý kể cho cậu Tư Nhớ nghe vào một ngày mưa gió, cậu đội áo mưa lại chữ thập đỏ xã, xin được giữ một chân đạo tỳ trong đội mai táng. Ai cũng hỏi sao tự nhiên đi làm cái nghề u ám vầy, cậu cười không nói. Chỉ có một người biết, càng biết nhiều càng nghe lòng buồn nhiều.
Dì Ba Thu Lê bây giờ đã theo chồng sống ở nước ngoài, vò võ không con, dì cay đắng, "trời phạt vậy". Dì hay gởi thư, tiền và hình về nhà. Trong hình lúc nào cũng đeo nhiều đồ trang sức, mập mạp, đầy đặn, cười thật nhiều nhưng đôi mắt lại buồn thiu thỉu, luôn luôn ngó thẳng về phía trước mà ánh nhìn không có một chỗ vịn nào. Một người sống không quê hương, sống đầy mặc cảm, dằn vặt, sống mà đau đáu hoài chuyện cũ thì biết níu đâu bây giờ ?
Chiều nay ngồi trong nhà cậu Tư Nhớ, dì Út lại nhớ chị mình. Dì chợt nghe lòng quang quẻ lạ lùng, sao mình không giúp cho anh chị ấy gặp lại nhau một lần, bây giờ không làm, đợi tới chừng nào. Mình làm được mà, thí dụ như mình giả đò chết. Chị Ba Thu Lê nhất định sẽ về, sẽ gặp lại anh Tư Nhớ, dù bây giờ tóc xanh phai màu, gặp chơi vậy thôi chứ không thay đổi được gì hết. Nhưng thương nhớ nhau thì hội ngộ lúc còn đang sống, chứ đợi người âm kẻ dương làm chi…
Đời vốn dĩ đâu có buồn dữ vậy.
Dì Sáu Thu Lý ngồi ở đó tới chạng vạng, không nói thêm gì nữa, chỉ đau đáu ngắm cậu Tư, lòng tràn đầy thương yêu. Lúc về, dì mới lại gần, dạn dĩ gở cây mác vót trong tay cậu ra, nắm ngay lấy bàn tay nóng rực ấy, định cười, nhưng nhớ mấy cái răng cửa vừa nhổ nên thôi. Rồi dì bảo, ‘Mai mốt chế Ba về, anh Tư à. Thiệt, mai mốt này...’
Khi qua cửa dì Út Thu Lý mới hay, con mắt rửa bằng khói đã nhoè nước.
Rồi những cơn gió tháng bảy đưa tin vui đến từng mái nhà trong xóm Rạch Chùa, người ta bần thần, vậy a? xa xứ biết bao lâu rồi, trôi dạt tận nước ngoài, cuối cùng, người con gái đó cũng về thăm lại xóm Rạch. Cậu Tư cuống quýt hỏi thằng Lụm, có đúng cổ không, mậy? Đúng hả, về rồi hả, về một mình hả? Vậy a? Trời ơi! Gió thổi bời bời vào căn chòi của cậu Tư Nhớ, thốc cuộn những tàn tro xát vào những vết cắt trong lòng .
biển thiện chánh
Dì Thu Lý chỉ còn làm được một chút đó cho Tư Nhớ để trả cho cậu món nợ nhà dì đã vay, để cậu gặp lại người xưa nhưng cậu đã phụ lòng, khi dì Ba Thu Lê về, tận mặt nhau, cậu lắc đầu, cười, khẳng khái "Em Lê đâu có già, đâu có mập ú ù u như vầy". Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua
mất rồi..
Nguyễn Ngọc Tư.

Tuesday, October 18, 2016

Bạn sẽ hối hận nếu không nhận ra được 9 điều này trước tuổi 30

1. Bài học số 1
Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.
Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: “Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”.
Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: “Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?”.
Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: “Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé”. Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.
Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại.


2. Bài học số 2
Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.
Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.
3. Bài học số 3
Có người hỏi một người nông dân: “Có trồng lúa mạch không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ trời sẽ không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh có trồng cây bông không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh trồng gì?”.
Người nông dân đáp: “Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn”.
Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì “không làm nên trò trống gì” đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên.
4. Bài học số 4
Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, một người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba bình an vô sự. Thì ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt.
Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh, kết quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú, khi thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại lại bình yên vô sự.
Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.
5. Bài học số 5
Một tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rơi trong chùa, mỗi ngày phải tốn rất thời gian mới quét xong. Có người nói với cậu rằng: “Trước khi quét dọn cậu hãy dùng sức rung cây cho lá rụng hết, sau đó hẵng quét, như vậy ngày mai sẽ không cần phải quét nữa”.
Tiểu hòa thượng cảm thấy có lý, vui vẻ làm theo, thế nhưng ngày hôm sau, lá vẫn rơi đầy sân chùa.
Kết luận: Bất luận hôm nay bạn có nỗ lực thế nào, thì ngày mai lá vẫn rơi. Dục tốc bất đạt, làm tốt chuyện của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc đời của mình.
6. Bài học số 6
Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”.
Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”.
Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”.
Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.
7. Bài học số 7
Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.
Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.
Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!
Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy!
Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau.

8. Bài học số 8
Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.
Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.
Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại.
9. Bài học số 9
Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.
Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.
Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.
Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km.
Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.
Nguồn: kênh14

Thursday, October 13, 2016

VỊ NẮNG





Tác Giả: Tú Lê 

Nắng bất chợt xuyên qua hàng cây, kẽ lá. Nội tôi vẫn ngồi trên chiếc võng tre cọt kẹt dưới gốc mận của ngày hè. Ngày còn khỏe mạnh, nội hay ngồi dưới gốc mận chẻ từng nan tre, vót từng nuột lạt, chuốt từng sợi cước để chuẩn bị đang từng cái rổ, cái vợt bán cho người ta. Ngày đó trưa nào tôi cũng thấy nội ngồi trên chiếc võng cặm cụi với đống tre trước nhà. Tôi hỏi: “Sao trưa nắng mà nội không ngủ?” Nội cười và bảo: “Nội phải đan rổ, đan vợt kiếm tiền cho cháu mua kẹo chứ?” Miệng nội nói nhưng mắt và đôi tay nội vẫn làm. Ngày hè ở quê tôi, trời nắng như đổ lửa; bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây trôi đang lượn vòng với gió. Tôi vẫn thường hay nghe mọi người bảo nhau: “Trời này người còn héo, nói gì cây cỏ”. Thật vậy, trời vừa nắng, vừa nóng lại vừa hanh hanh oi bức, mang lại cảm giác khó chịu buồn bực.

Ngày đó nội tôi mới sáu mươi, sống cùng với chú Út nhưng nội vẫn có cái nghề kiếm sống riêng là đan vợt cho các bà bán bún; đan rổ, đan thúng cho các bà đi chợ bán cá, bán tôm. Vì vậy mà cũng có đồng ra, đồng vô. Ngày nào tôi cũng thấy nội làm việc, ít khi thấy nội ngủ trưa. Tôi hay phụ nội xếp nuột lạt và đôi lúc còn vót được các rẻ tre làm cật. Cứ thế mùa hè của tôi lặng lẽ trôi qua với nan tre, nuột lạt. Những ngày nội bán rổ cho người ta, có tiền, nội hay cho tiền ăn sáng, tiền mua quà vặt. Những lúc nhổ tóc bạc, nhổ râu hay nặn những cái mụn cho nội, nội hay cho tiền. Thấy thế tôi lấy làm thích. Hình như trong cái tuổi mới lớn, còn non nớt và khờ dại được ai cho tiền hay tặng quà thì đó được xem như là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Bây giờ thời gian trôi qua, tôi trở lại thăm nội; Nội vẫn ngồi dưới gốc mận trên chiếc võng kêu cọt kẹt dưới cái nắng trưa hè. Nhưng hình ảnh về một cụ già bên đống nan tre không còn nữa mà là hình ảnh của một ông cụ với chiếc gậy đang ngồi nhìn về phía trước như trông mong một điều gì đó. Mắt nội không nhìn thấy được gì, phía trước nội là một màn đen bao quanh, dày đặc; Mọi hoạt động chỉ nhờ vào chiếc gậy cùng vớ sự thân thuộc trong cuộc sống đã hình thành nên xúc cảm về sự quen trong cuộc đời nội những ngày “xế chiều”. Mỗi lần đi học xa về thăm nội, thấy nội vẫn ngồi đó, tiến lại gần trước mắt nội; nội ngồi yên lặng bỗng dưng bất giác lên tiếng: “Đứa nào đó? Con Tú có phải không?” Bỗng dưng lòng tôi lặng im, có một điều gì đó nhói lên từ trong trái tim khi nội vẫn nhắc tên tôi mỗi khi có bước chân lạ đến gần.Mẹ thường hay bảo: “Nội mong con về lắm đó!”. Rãnh rỗi nội hay chống gậy và bảo đứa cháu dắt sang bên nhà tôi hỏi: “Con bé Tú khi nào về? Tổ cha nó ở trỏng chi mà lâu dữ không về?”

Tôi thì bận bịu với việc học và đi làm thêm nên ít có thời gian về thăm nội. Ngoài thời gian học trên lớp tôi còn đi làm. Cuộc sống cứ thế trôi qua khiến tôi ít về nhà hơn. Có đôi lúc mấy tháng tôi mới về nhà một lần.

Cách vài ba ngày là ông lại chống gậy sang hỏi thăm, không thì nhờ đứa em con chú Út chạy qua nhà tôi hỏi xem tôi đã về chưa. Có hôm ông bảo ba tôi gọi điện thoại cho ông nói chuyện với tôi. Giọng ông vẫn to và dõng dạc như ngày nào. Ông sợ tôi không nghe rõ, càng nói to hơn: “Làm gì trong đó mà không về thăm nội gì hết? Chờ Ông chết rồi về luôn sao?” Nội chỉ hỏi thăm tôi vài câu rồi không nói nữa. Nghe giọng ông mà lòng chạnh buồn vì có lỗi với ông nhiều quá. Phải để ông trông mong từng ngày.




Tôi đứng trước mặt nội, lặng im nhìn tóc nội đã bạc tắng, khuôn mặt đã già đi nhiều theo nếp nhăn của thời gian. Cái nắng ngày hè vẫn vậy, vẫn ngọn gió nam mang theo hơi nóng của vị hè thổi vào lòng người như rát cả từng thớ thịt. Nhưng cuộc sống thì đã khác: Nội đã già và tôi giờ đã lớn, đã chững chạc hơn rất nhiều. Tôi vẫn im lặng, đi vòng ra phía sau nội, choàng tay ôm nội như thời còn bé. Nội vẫn hỏi: “Đứa nào đấy? Có phải con bé Tú đã về đó không?” Tôi òa lên khóc trong tiếng nấc “Nội ơi! Con nè…! Con Tú cháu của nội nè…!” Nội quơ tay sờ lên tóc tôi “Đúng thật là gái Tú rồi”. Nội cười rất tươi khi nhận ra được một điều quen thuộc của cuộc sống đã lấp đầy nỗi nhớ của ông bao ngày qua. Cuộc sống của các cụ là mong muốn con cháu mình trở về thăm, được ôm những cái ôm đầy vị ấm của tình thương. Một thứ tình cảm nồng nàn của hương vị nắng ẩn chứa chút “mát”của vị nồng trong những ngày hè. Rồi nội hỏi thăm cuộc sống ở Quy Thành của tôi ra sao, có tốt không, mọi chuyện như thế nào? Cứ thế cuộc trò chuyện của ông cháu đã hết một buổi chiều. Dù chiều tà đã buông xuống trước hiên nhà, bóng nhà đã ngả xuống sân nhưng dù vậy cuộc sống của nội giờ chỉ là màn đêm dày dặc, chỉ thấp thoáng vệt sáng từ trong trái tim của đầy ắp tình thương. Đối với nội, cuộc đời đã cho nội sống đến ngần này tuổi, được thấy con cháu khỏe mạnh, hạnh phúc là nội cảm thấy vui rồi.

Ngày trước khi hoàng hôn lấp ló sau lũy tre làng, hai ông cháu cùng nhau ra giếng tắm. Ông xách nước xối cho cháu tắm. Cháu ôm ông đội nước chung. Ông kì đất cho tôi sau những giờ chơi đồ hàng, bán hàng xén với lũ bạn trong xóm. Còn giờ thì…khoảnh khắc ấy phút chốc không còn nữa. Tôi dắt tay ông ra giếng, xách những gàu nước đầy vị mát của ngày hè tắm cho ông. Ông bảo: “Nước vẫn mát như ngày nào cháu nhỉ?” Tôi thủ thỉ bên tai ông: “Nước quê mình mát thật”. Dòng nước quê tôi ngày hè vừa mát vừa trong, vẫn “dịu ngọt” như thuở ban đầu.


Ấy thế mà nhanh, ngày dài đã sắp hết. Cái nắng hạ của vị hè vẫn nóng đậm sắc màu như câu hát “Quê em hai mùa mưa nắng”. Cái nắng của mùa hạ vẫn đậm đà màu nắng miền Trung. Ngày trở lại thành phố tôi mang theo trong mình nỗi nhớ tình thương của ông cũng cái vị nắng đồng quê với cánh đồng mùa gặt. Một vị nắng thanh trong, vẫn e thẹn lấp mình sau kẽ lá.

Saturday, October 8, 2016

Bí Quyết Thành Công Trên Bàn Phím !!

Chỉ vài thao tác đơn giản với bàn phím, mọi người sẽ điều khiển gần như cả toàn bộ chiếc máy tính của mình, không cần phải dùng chuột làm gì nữa.


1. Đôi khi đang làm việc trên máy tính, bạn phải tạm thời dừng lại để làm việc khác , tuy nhiên việc bảo mật máy tính đối với công việc rất quan trọng, vì vậy để tránh những sơ suất đáng tiếc trên máy tính khiến công việc bạn trục trặc, bạn có thể sử dụng thao tác: đồng thời nhấn giữ phím window và phím L, tổ hợp phím trên sẽ giúp bạn khoá máy tính ngay tức thời (trở về màn hình khoá đăng nhập máy)với thao tác này bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm rằng dữ liệu trong máy tính sẽ không bị rò rỉ ra bên ngoài.

2. Khi tìm kiếm các tập tin trong máy tính, đa số mọi người thường tìm đến "My Computer" trước, sau đó nhấp chọn “ mở”; tuy nhiên “có thể bạn chưa biết” có một thao tác đơn giản, nhanh gọn hơn: đồng thời nhấn giữ phím Windows và phím E giúp bạn mở ngay đến Window Explorer, tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn làm theo cách cũ: Click vào biểu tượng "My computer" và nhấp “mở”. “Why?” Chỉ 2 giây cho một lượt tìm kiếm, lựa chọn thông minh và đơn giản hơn.

3. Bạn đang chơi game hoặc xem 1 vài thứ tế nhị, sếp đột nhiên bước vào! Dùng chuột rê đến góc trái của màn hình để trở về Desktop là quá muộn màng. Take it easy! Nhấn giữ ngay tổ hợp phím Window +D. Xem! Desktop hiện ra rồi!

4. Một thủ thuật nhỏ, khá thú vị giúp bạn chuyển đổi các cửa sổ đang hiển thị theo 3D Style chính là nhấn giữ tổ hợp phím Window +Tab.

5. HĐH Windows kèm thêm cho người dùng tính năng ghi âm. Nhấn giữ ngay tổ hợp phím Window + R, nhập psr.exe rồi Enter, ngay sau đó bạn có thể bắt đầu việc ghi âm của mình.

6. Bạn muốn đồng thời điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng, bật wifi,kiểm tra pin power, dây cáp đã cắm sẵn sàng, làm sao để đưa tất cả lên màn hình Desktop? Đơn giản thôi! Nhấn giữ tổ hợp phím Windows + X, Windows Mobility Center ngay lập tức sẽ xuất hiện. Một thao tác đơn giản đáp ứng tất cả mong muốn của bạn!

7. Windows + R nhập vào osk, một bàn phím ảo xuất hiện cực hay, hoạt động thật như bàn phím trên chiếc máy tính của bạn nhé!

8. Hình ảnh quá nhỏ, căng mắt nhìn vẫn không rõ. Còn chờ gì nữa? Dùng ngay tổ hợp phím Window + “+++”, kính lúp sẽ xuất hiện để giúp bạn giải quyết!

9 .Cửa sổ máy tính của bạn đang mở cùng lúc nhiều trang: Facebook, vnhot... Để chuyển đổi giữa các trang, sử dụng tồ hợp phím Ctrl + Tab; để đóng cửa sổ đang hoạt động, dùng tổ hợp Ctrl + W.

10. Click chuột phải trên desktop sau đó chọn Properties giúp bạn cửa sổ cấu hình, tuy nhiên hoàn tất thao tác đó chỉ trong một nốt nhạc với tổ hợp phím Window +Fn + Home, bạn có thấy mình ngầu hơn nhiều !

11. Shift+ biểu tượng cửa sổ trên thanh tác vụ = thiết lập thêm một cửa sổ mới

Ctrl+S: Lưu tài liệu

Ctrl+W: Đóng trang đang mở

Ctrl+N: Mở cửa sổ mới

Ctrl+O: Mở file đã lưu

Ctrl+Z: Hủy thao tác vừa thực hiện

Ctrl+F: Tìm kiếm cụm từ, số

Ctrl+X: Cắt dữ liệu

Ctrl+C: Copy dữ liệu

Ctrl+V: Dán dữ liệu copy hoặc cắt

Ctrl+A: Bôi đen toàn bộ văn bản

Ctrl+[ :Giảm 1 cỡ chữ

Ctrl+] :Tăng 1 cỡ chữ

Ctrl+B :/ Bật/tắt chữ đậm

Ctrl+I :/ Bật/tắt chữ nghiêng

Ctrl+U :/Bật/tắt chữ gạch chân đơn

Ctrl+Shift:Thay đổi cách nhập vào

Ctrl+(phím cách) : Thay đổi bàn phím nhập Trung Anh

Ctrl+Home : Quayvề đầu trang

Ctrl+End: Về cuối file/xuống cuối tập tin

Ctrl+Esc: Khởi động MenuStart

Ctrl+Shift+< : Giảmcỡ chữ ở kích cỡ kế tiếp

Ctrl+Shift+> : Tăngcỡ chữ ở kích cỡ kế tiếp

Ctrl+F5: Phục hồi kích thước cửa sổ tài liệu hiện hành

Ctrl+Rêchuột chọn nhiều khối văn bản

Ctrl+Shift : Cáchthiết lập các shortcut mới

Alt+space+C :Đóng cửa sổ đang hoạt động

Alt+space+N : Tắt cửasổ đang hoạt động

Alt+space+R : Thu nhỏcửa sổ đang hoạt động

Alt+space+X : Phóng tocửa sổ đang hoạt động

Alt+space+M:  
di động các cửa sổ

Alt+space+S :Cách chỉnh kích thước to nhỏ cho cửa sổ

Alt+Tab: Chuyển sang cửa sổ vừa sử dụng

Alt+F :Mở ra thực đơn các văn bản đã lưu

Alt+V :Mở ra thực đơn đồ thị

Shift +Delete : Xóa hẳn mục được chọn, không đưa vào RecycleBin

Muốn rê chuột bôi đen 1 trang cần giữ phím CTRL

Di chuyển một mục nào trên desktop giữ Ctrl+shift để tạo ra một shortcut mới. 
Description: FcBH2ZT
Một số kỹ xảo trong MS Word

CTRL+O :Mở tài liệu đã có

CTRL+P :In nhanh tài liệu

CTRL+A :Bôi đen toàn bộ

CTRL+[/]: Thu nhỏ hoặc phóng to chữ khi được bôi đen

CTRL+D :Chọn font chữ

CTRL+G/H : Nhảy đến trang số/tìm và thay thế

CTRL+N :Mở trang mới

CTRL+M :Tăng lề đoạn văn

CTRL+U :/Bật/tắt chữ gạch chân đơn

CTRL+B:/Bật/tắt chữ đậm

CTRL+I :/Bật/tắt chữ in nghiêng

CTRL+Q :Lùi đoạn văn bản ra sát lề (khi dùng tab) / Căn dòng chữ dàn đều 2bên, thẳng lề

CTRL+E :Căn dòng giữa

CTRL+R :Căn dòng phải

CTRL+K :Tạo liên kết (link)

CTRL+T/Y
Lùi những dòngkhông phải là dòng đầu của đoạn văn bản vào 1 tab /Khôi phục lệnhvừa bỏ (ngược lại với Ctrl+Z)

Ctrl+B
Bật tắt chế độchữ đậm

Ctrl+C
Chép đoạn văn bản bôi đen (copy).

Ctrl+D
Chọn fontchữ

Ctrl+E
Căn dònggiữa

Ctrl+F
Tìm kiếm kýtự

Ctrl+G
Định vị kýtự

Ctrl+H
Thay thế kýtự

Ctrl+I
/Bật/tắt chữnghiêng

Ctrl+K
Tạo liên kết(link)

Ctrl+Shift+L
Ngay điểm dừng con trỏ chuột, thêm mục tuỳ chọn dấu symbol

Ctrl+M
Tăng lề đoạnvăn

Ctrl+Shift+M
In tàiliệu đã trộn

Ctrl+N
Mở trang wordmới

Ctrl+O
OR Ctrl+F12):Mở tài liệu đã có

Ctrl+P
ORCtrl+Shift+F12):In nhanh tài liệu

Ctrl+R
Căn dòngphải

Ctrl+S
Lưu tàiliệu

Ctrl+T
Lùi những dòngkhông phải là dòng đầu của đoạn văn bản vào 1 tab

Ctrl+Shift+T
Lùi nhữngdòng không phải là dòng đầu của đoạn văn bản ra lề 1 tab

Ctrl+U
/Bật/tắt chữgạch chân đơn

Ctrl+V
Dán tàiliệu

Ctrl+X
Cắt đoạn nội ndung đã chọn (bôi đen)

Ctrl+Z
Bỏ qua lệnh vừalàm

Ctrl+0
Tạo thêm độ giãn dòng đơn trước đoạn

Ctrl+1
Giãn dòngđơn

Ctrl+2
Giãndòng kép

Ctrl+5
Giãn dòng1,5

Ctrl+F2
Xem hình ảnh nội dung file trước khi in

Ctrl+F4
Đóng chương trình đang hoạt động

Ctrl+F5
Phục hồi kíchthước cửa sổ tài liệu hiện hành

Ctrl+Shift+F5
Mở thẻ đánh dấu khung hội thoại

Ctrl+Shift+F8
Kích hoạt chức năng lựa chọn, và cùng lúc chọn được 1 chuỗi văn bản

Ctrl+F9
Thu nhỏ cửa sổ tài liệu hiện hành

Ctrl+F5
Phục hồi kích thước cửa sổ tài liệu hiện hành

Ctrl+Deltet
Xóa ký tựbên trái điểm chèn

Ctrl+Backspace
Xóa kýtự bên phải điểm chèn

Ctrl+Enter
Ngắt trang

Ctrl+End
Xuống cuối trang

Ctrl+Home
Về đầu trang

Ctrl+Insert+Insert
Nhấn Ctrl-insert liên tiếp 2 lần vào 1 ô bất kỳ trong excel sẽ tạo ra chức năng như copy

Ctrl+~
Mở ra cáchnhập để tạo ra một từ mới

Ctrl++
/Bật/Tắt đánh chỉ số dưới (o2)

Ctrl+Shift++
/Bật/Tắt đánh chỉ số trên (x2)

Ctrl+→
Sang phải một từ

Ctrl+←
Sang trái một từ

Ctrl+J
Canh lề 2 bên

Ctrl+L
Canh lề trái

Ctrl+Q
Lùi đoạn văn bản ra  sát lề (khi dùng tab)

Ctrl+W
Đóng file đang hoạt động

Ctrl+Y
Khôi phục lệnh vừa  bỏ (ngược lại với Ctrl+Z)

Lưu ý: Các thao tác trên không áp dụng trên Winkey +d: đây là các tổ hợp phím tắt phổ biến nhất mà các cao thủ thường dùng. Các tổ hợp phím tắt này có thể giúp cho Desktop của bạn ngay lập tức giảm thiểu tối đa các chương trình đang hoạt động cùng một lúc từ các cửa sổ chat hoặc webpage, nhấn tổ hợp phím này một lần nữa: Tất cả các cửa sổ đều quay về trạng thái ban đầu, tổ hợp phím này giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng mở nhiều cửa sổ cùng một lúc.
Nguồn: Vnhot

Monday, October 3, 2016

RẠM UM ĐỒNG QUÊ


Nhắc đến đầm Trà Ổ ( đầm Châu Trúc  ) là đầm nước ngọt lớn nhất của tỉnh Bình Định không ai là không biết đến con tôm , con rạm nơi đây. Một vùng đất với nhiều đặc sản được làm từ tôm ,rạm, lươn, chình…Nổi tiếng một vùng với món bún tôm Châu Trúc nhưng chắc hẳn món “ rạm um” chắc có lẽ nhiều người vẫn chưa biết đến.

          Mỗi lần đi học xa nhà về thăm quê là mẹ lại làm cho cái món rạm um ngon hết biết.Rạm được bắt từ đầm lên còn sống, tươi xanh, cựa quậy rất mạnh. Để có được món rạm um ngon, mẹ hay lựa những con rạm cái, rạm bè và ngon hơn nữa nếu có là rạm kền. Để biết được con nào chắc mẹ bảo : “ con dùng ngón cái ấn vào cái yếm dưới phần bụng của nó là sẽ biết con rạm nào chắc , con nào ốp” . Những con rạm chắc thường có gạch rất đỏ và nhiều quyện lại với nhau. Khi cầm con rạm mẹ hay chỉ tôi nên cầm bằng ngón cái và ngón trỏ, cầm vào bên trên cái mu của rạm để nó khỏi cắn vào tay. Khi đó, rạm sẽ được ngâm vào nước cho ra chất bẩn và mùi khai của rạm ; tách con rạm ra  làm đôi bỏ yếm và bỏ luôn phần lông mềm bên trên phần bụng của con rạm ; tiếp đến là bẻ hết que và càng rạm  nếu những con rạm cái, rạm kền có càng to thì nên giữ lại vì càng rạm chứa nhiều thịt và rất ngọt rất tốt cho xương, phát triển chiều cao.Sau khi đã làm sạch rạm, vớt ra rổ để ngửa con rạm cho ráo; phần mu rạm mẹ hay dùng một thanh trẻ nhỏ hay que tăm dùng để cạy gạch đỏ từ trong mu rạm vào phần gạch đỏ của bụng rạm . Sau khi đã làm xong, mẹ bảo: “ rạm um có ngon hay không là ở giai đoạn chế biến “ . Cho chảo lên bếp và cho dầu ăn vào để nóng lên.Tắt bếp và xếp từng con rạm vào chảo một cách ngay ngắn  sau đó bắt đầu bỏ gia vị: củ hành và ớt đã được giã nhuyễn , thêm vào đó là muối , đường, bột ngọt cùng với một ít tiêu rắc đều trên từng con rạm và một ít nước mắm để tăng thêm hương vị đậm đà.Món này phải cay thì khi ăn sẽ không có vị tanh mà mang vào đó là một hương vị cay nồng khiến người ăn sẽ nhớ mãi. Sau khi đã bỏ đầy đủ các loại gia vị mẹ bảo phải đập nắp lại và vặn nhỏ lửa thì rạm mới chín đều và thấm gia vị, khi ấy gạch rạm sẽ không bị vỡ ra.Khi chín món rạm um sẽ có mùi thơm của hành, mùi cay của ớt và tiêu, màu của rạm sẽ có màu nghệ của gạch rạm.Khi ăn vào bạn sẽ không thể nào quên được vị ngọt của rạm đầm mà không nơi đâu có được, một hương vị đặc trưng nơi đồng quê.Chỉ cần vài con rạm um thôi cũng đủ  để ăn hết cả nồi cơm mà không muốn đứng dậy.


          Với hương vị đồng quê, đi xa  bạn chẳng thể nào quên được mùi vị ấy. Nếu ai có dịp ghé ngang Châu Trúc  mà không được ăn món này thì đã bỏ lỡ một chuyến đi  đến vùng đất đầy nắng và gió của miền sông nước.

LÊ THỊ CẨM TÚ
BD:Châu Trúc